Hệ thống Data Center

ITES

28 May 2021 at 0:05 AM
Tin tức chung Tin tức công nghệ

1.Khái niệm về Data center

Trung tâm dữ liệu hay còn gọi là DataCenter là nơi chứa hệ thống máy tính và các thành phần liên quan như hệ thống mạng hay hệ thống cơ sở dữ liệu… Thông thường nó bao gồm nguồn điện dự phòng, UPS, lượng băng thông rất lớn, môi trường được kiểm soát chặt chẽ (ví dụ điều hòa, bình cứu hỏa…) và các thiết bị bảo mật khác. 

2. Làm sao để xây dựng hệ thống Data Center hiện đại ?

Để xây dựng một Data Center hiện đại cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về không gian của trung tâm dữ liệu trong mạng viễn thông cũng như yêu cầu về môi trường của các thiết bị được lắp đặt. Các tiêu chí này có thể được áp dụng trên các thiết bị CNTT, các thiết bị được sử dụng để:

Cung cấp một lượng băng thông lớn, ổn định đáp ứng nhu cầu của mọi thiết bị

Có thể cung cấp các ứng dụng cho các đại lí để họ mang các ứng dụng đấy đến với người dùng

Quy mô của một hệ thống Data Center phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư cho cơ sở dữ liệu lẫn trang thiết bị. Bước đầu tiên là cần phải xây dựng một môi trường cơ sở phù hợp cho việc lắp đặt các trang thiết bị. Việc tiêu chuẩn hóa các thiết bị có thể đem lại hiệu quả trong việc thiết kế và xây dựng các trung tâm dữ liệu viễn thông.

3. Các cấp độ trung tâm dữ liệu (tiêu chuẩn đánh giá)

Hiệp hội công nghiệp viễn thông (Telecommunications Industry Association) là một tổ chức thương mại được công nhận bởi ANSI (American National Standards Institute). Trong năm 2005 TIA đã xuất bản cuốn ANSI/TIA-942, trong xuất bản này hiệp hội đã chỉ rõ ra các tầng lớp trong một trung tâm dữ liệu, theo đó một trung tâm dữ liệu bao gồm 4 level (4 cấp độ), bảng dưới đây sẽ chỉ rõ hơn cho bạn 4 cấp độ này:

Tier 1

+ Chỉ bao gồm một đường mạng đơn, không hỗ trợ các thiết bị IT

+ Không có các thiết bị dự phòng

+ Các cơ sở hạ tầng cơ bản sẵn sàng đáp ứng 99.671%

Tier 2

+ Đáp ứng hoặc nổi trội hơn các yêu cầu ở Tier 1

+ Các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng dự phòng sẵn sàng đáp ứng 99.7%

Tier 3

+ Đáp ứng hoặc nổi trội hơn các yêu cầu ở Tier 2

+ Có nhiều đường kết nối mạng để phục vụ các trang thiết bị IT

+ Đáp ứng được các thiết bị IT có nguồn điện kép (2 nguồn) và hoàn toàn tương thích với cấu trúc của từng thiết bị.

+ Cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu bảo trì 99.928%

Tier 4

+ Đáp ứng hoặc nổi trội hơn các yêu cầu ở Tier 3

+ Tất cả các thiết bị làm lạnh đều phải có nguồn điện dự phòng

+ Cơ sở hạ tầng có khả năng dự phòng sự cố xảy ra đạt 99.995%

4.Tổng hợp các hệ thống của chỗ đặt máy chủ trong Datacenter: 

  • Hệ thống sàn nâng, vách ngăn chống cháy.

  • Hệ thống chống sét lan truyền , nước, ngập, phòng và chữa cháy

  • Hệ thống làm lạnh, hệ thống điện dự phòng (UPS, máy phát điện)

  • Hệ thống các tủ rack được đặt liên tiếp nhau

  • Hệ thống cảnh báo và quản lý tự động

  • Ngoài ra còn có cơ sở hạ tầng mạng, hệ thống máy chủ và phần mềm

  • Hệ thống tổng đài

  • Hệ thống làm mát chuyên dụng tạo không khí lạnh làm mát.

  • Hệ thống quản lý giám sát: quản lý, giám sát và cảnh báo thông minh, các thông số hoạt động, trạng thái của hệ thống điều hòa, hệ thống chống cháy, hệ thống phát hiện nước rò rỉ và hệ thống lưu điện UPS

  • Hệ thống quản trị an ninh vật lý: đóng vai trò giám sát và quản trị người dùng, camera quan sát…

  • Hệ thống báo và chữa cháy bằng công nghệ sạch với những đầu dò khói có độ nhậy cao cung cấp cảnh báo sớm nhất.

  • Hệ thống cửa từ điều khiển vào ra: giúp giám sát và hạn chế những người dùng không phân sự ra vào phòng máy chủ

  • Hệ thống sàn nâng: có nhiệm vụ che chắn dây dẫn, cách điện và tiếp đất an toàn cho toàn bộ phòng máy chủ.

  • Hệ thống chống sét lan truyền cho phòng máy chủ, giúp phòng máy chủ luôn có có khả năng tự phòng vệ trước những xung điện cao đột biến do sét gây ra

5. Lợi ích của việc xây dựng hạ tầng Data Center:

  • Có hệ thống dữ liệu tập trung

  • Đáp ứng được sự bùng nổ của dữ liệu

  • Kiểm soát an ninh nghiêm ngặt

  • Giảm thiểu thiệt hại do các sự cố do mất điện…

  • Luôn có tính dự phòng và khả năng đáp ứng cao

  • Có thể dễ dàng phát triển và nâng cấp

  • Được cảnh báo khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra

  • Cân bằng giữa sự phát triển của công ty và đầu tư CNTT

  • Giảm thiểu chi phí phát sinh.

Blog