Nhà thầu thi công PCCC uy tín tại HCM

ITES

25 June 2021 at 0:06 AM
Tin tức chung Tin tức công nghệ

ITES là một trong những nhà thầu thi công hệ thống PCCC uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ thông minh với nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kỹ sư có tay nghề giỏi luôn tự hào là một trong các đơn vị thi công pccc (Phòng cháy chữa cháy) với độ an toàn cao và chất lượng tốt nhất.

Tìm hiểu hệ thống phòng cháy chữa cháy là gì ?

Hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động gồm các thiết bị báo cháy và chữa cháy khi có hỏa hoạn, cháy nổ xảy ra. Các tín hiệu cháy có thể được phát hiện tự động bởi các thiết bị hoặc con người. Hệ thống chữa cháy thường được lắt đặt trong các tòa nhà, chung cư, trung tâm thương mại, nhà máy... giúp phát hiện cháy nổ sớm nhất, để kịp thời dập lửa nhanh chóng.

Hệ thống pccc được chia thành 2 loại chính là hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy.

+ Hệ thống báo cháy: có nhiệm vụ phát hiện đám cháy nhanh nhất nhằm cảnh báo tới mọi người hệ thống chữa cháy.

+ Hệ thống chữa cháy: có nhiệm vụ dập tắt đám cháy khi phát hiện có hỏa hoạn nhằm hạn chế sự lây lan của đám cháy.

Có 2 loại hệ thống báo cháy là hệ thống báo cháy sử dụng điện thế 12V và hệ thống báo cháy sử dụng điện thế 24V. Về lý thuyết cả 2 loại này đều có cùng chức năng. Nhưng thực tế hệ thống báo cháy 12V không đủ chuyên nghiệp, trung tâm của hệ thống này chủ yếu dùng cho hệ thống báo trộm đặc biệt hệ thống này bắt buộc phải có bàn phím lập trình, ưu điểm là giá thành rẻ hơn nhiều so với hệ thống 24V. Hệ thống báo cháy 24V được sử dụng rộng rãi và chuyên nghiệp hơn, phạm vi truyền tín hiệu xa và sử dụng dễ dàng hơn.


Ngoài ra, hệ thống báo cháy còn được chia làm 2 loại: là hệ báo cháy thông thường và hệ báo cháy địa chỉ.

Hệ báo cháy thông thường: có tính năng khá đơn giản, giá thành thấp, phù hợp lắp đặt tại các công ty, nhà xưởng có diện tích vừa hoặc nhỏ (khoảng vài ngìn m2). Các thiết bị trong hệ thống được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi phát hiện có cháy trung tâm chỉ có thể phát hiện và thông báo tổng quan về khu vực hệ thống giám sát mà không thể phát hiện chính xác vị trí của đám cháy. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và chữa cháy.

Hệ báo cháy địa chỉ: Là hệ thống tiên tiến có nhiều chức năng cần thiết cho các công ty, nhà xưởng có diện tích sử dụng rộng lớn (vài chục ngìn m2), được chia thành nhiều khu vực riêng. Từng thiết bị trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp dễ dàng nhận tín hiệu xảy ra cháy chính xác tại từng vị trí. Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách rõ ràng và được hiển thị trên bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố nhanh nhất.

Hệ thống báo cháy tự đồng gồm 3 phần chính:

- Trung tâm báo cháy (Tủ trung tâm, trung tâm điều khiển, Control Panel): Thiết kế dạng tủ, gồm mainboard, một biến thế, một battery. Đây là một trong những thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống báo cháy có ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của cả hệ thống. Nó có khả năng nhận và xử lý các tín hiệu báo cháy từ các đầu báo cháy tự động hoặc các tín hiệu sự cố kỹ thuật, sau đó hiển thị thông tin về trung tâm và phát lệnh báo động, hiện thị vị trí xảy ra sự cố. Ngoài ra, nó có thể truyền thông tin tới các đơn vị chữa cháy, để giúp quản lý cháy được tốt nhất. Đặc biệt trung tâm báo cháy còn có thể tự kiểm tra hoạt của hệ thống, phát hiện sự cố của hệ thống như đứt dây, chập mạch.

- Thiết bị đầu vào: Đây là các thiết bị cảm biến rất nhạy với việc tăng nhiệt độ, tỏa khói, phát sáng, phát lửa,... có nhiệm vụ phát hiện đám cháy và truyền tín hiệu cháy đến trung tâm báo cháy để báo thông tin, vị trí. Thời gian để các đầu báo phát hiện đám cháy và truyền thông tin đến trung tâm báo cháy không quá 30s. Mật độ môi trường từ 15% đến 20%. Nếu mật độ của khói trong môi trường tại khu vực cháy vượt quá ngưỡng cho phép (10% -20%) thì thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động về trung tâm để xử lý. Thiết bị đầu vào bao gồm:

Đầu báo (Smoke Detector): báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa.

Đầu báo khói chia làm 4 loại:

Đầu báo khói dạng điểm: Thường được gắn ở những không gian kín, khó kiểm soát như trần nhà thấp (văn phòng, chung cư …)

Đầu báo khói Ion: tạo ra các dòng ion dương và âm, khi có khói, dòng chuyển động của các ion dương và ion âm sẽ không được lưu thông từ đó tạo nên tín hiệu báo cháy gửi về trung tâm xử lý.

Đầu báo khói Quang : Bao gồm một một đầu phát tín hiệu và một đầu thu tín hiệu được lắp đối diện nhau, khi có khói xen giữa 2 đầu báo, đường truyền tín hiệu giữa 2 đầu báo sẽ bị cản từ đó đầu báo sẽ gởi tín hiệu báo cháy về trung tâm xử lý.

Đầu báo khói dạng Beam: Thiết bị bao gồm 1 cặp thiết bị được lắp ở hai đầu khu vực cần giám sát. Đầu báo khói sẽ phát một chùm tia hồng ngoại, qua khu vực cần giám sát rồi tới một thiết bị nhận có chứa một tế bào cảm quang có nhiệm vụ theo dõi sự cân bằng tín hiệu của chùm tia sáng. Thiết bị này thường được sử dụng ở những khu vực rộng lớn, những nơi mà thiết bị đầu báo dạng điểm không thể hoạt động hiệu quả. Đầu báo khói Beam có tầm hoạt động lớn (15m x 100). Ngoài ra, đầu báo dạng Beam còn có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, bụi bặm, độ ẩm quá mức, nhiều tạp chất,… Do đầu báo này có thể đặt sau lớp kính trong suốt nên dễ dàng vệ sinh và bảo quản.

Đầu báo nhiệt (Heat Detector): Dùng để đo nhiệt độ trong phạm vi giám sát, khi nhiệt độ của môi trường vượt quá ngưỡng quy định của các đầu báo nhiệt, thì nó sẽ phát tín hiệu báo động và gửi thông tin về trung tâm xử lý. Đầu báo nhiệt thường được sử dụng ở những nơi chứa thiết bị máy móc, Garage, các buồng điện động lực, nhà máy, nhà bếp,…. Đầu báo nhiệt bao gồm 2 loại chính:

Đầu báo nhiệt cố định: thiết bị sẽ được kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi nhiệt độ trong không khí xung quanh đầu báo tăng lên quá mức độ nhà sản xuất quy định (57o C, 70o C, 100o C…).

Đầu báo nhiệt gia tăng: Là loại đầu báo được kích hoạt và phát tín hiệu báo động khi cảm ứng nhiệt độ của môi trường không khí xung quanh đầu báo tăng đột ngột khoảng 9oC / phút

Đầu báo gas (Gas Detector): Là thiết bị trực tiếp giám sát, phát hiện dấu hiệu khi phát hiện có khí gas bị rò rỉ vượt quá mức 0.503% (Propane/ Butane) và gửi tín hiệu báo động về trung tâm xử lý. Các đầu báo gas thường được lắp ở trên tường, cách sàn nhà từ 10-16cm gần nơi có gas như các phòng nạp gas hay các kho chứa gas. Tuyệt đối không được phép lắp đặt dưới sàn nhà.

Đầu báo lửa (Flame Detector): Là thiết bị cảm ứng các tia cực tím phát ra từ ngọn lửa, nhận tín hiệu và gửi báo động về trung tâm xử lý khi phát hiện lửa. Được sử dụng ở những nơi chứa chất dễ cháy (kho hóa chất, kho giấy,...). Đầu báo này cực kì nhạy cảm đối với các tia cực tím và đã được nghiên cứu vô cùng cẩn thận để tránh tình trạng báo động giả. Đầu dò tín hiệu cháy chỉ phát tín hiệu báo động về trung tâm khi có 2 dòng xung cảm ứng tia cực tím sau 2 khoảng thời gian cách nhau 5s.

Công tắc khẩn (Emergency breaker, nút nhấn khẩn): Được lắp đặt ở những nơi dễ thấy như hành lang, cầu thang,... Thiết bị này giúp người dùng chủ động hơn trong việc báo động khi phát hiện có hỏa hạn bằng cách nhấn hoặc kéo vào công tắc khẩn, để các đơn vị chữa cháy mau chóng đến hiện trường và có cách xử lý đám cháy kịp thời. Công tắc khẩn gồm các loại: Nút khẩn tròn, vuông, khẩn kính vỡ, khẩn giật.

Thiết bị báo cháy đầu ra có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ trung tâm báo cháy truyền đến và phát đi các thông tin bằng âm thanh (chuông, còi), bằng tín hiệu phát sáng (đèn) giúp mọi người nhận biết đang có hiện tượng cháy xảy ra.

Thiết bị báo cháy đầu ra bao gồm:

Bảng hiển thị phụ: là thiết bị hiển thị thông tin được truyền từ trung tâm báo cháy, giúp người quản lý có thể nắm được thông tin vị trí xảy ra sự cố.

Chuông báo động: Là thiết bị phát tín hiệu báo động khi xảy ra sự cố cháy, giúp cho nhân viên bảo vệ nhận biết và theo dõi tình trạng sự cố hỏa hoạn từ đó biết được khu vực xảy ra hỏa hoạn, thông báo kịp thời cho đơn vị chuyên trách PCCC để khắc phục sự cố hoặc có biện pháp xử lý thích hợp.

Còi báo động: Có tính năng và vị trí lắp đặt giống như chuông báo cháy, tuy nhiên còi được sử dụng khi khoảng cách giữa nơi phát ra tín hiệu đến nơi tiếp nhận tín hiệu báo động quá xa.

Đèn báo động: Có công dụng phát tín hiệu báo động, thường được lắp ở những nơi dễ nhìn thấy.

Đèn chiếu sáng (Emergency Light): Khi có cháy, việc đầu tiên cần làm là cúp nguồn điện. Lúc này đèn sẽ tự động bật sáng (nhờ có bình điện dự phòng ), giúp cho mọi người dễ dàng tìm đường thoát hiểm, hoặc giúp cho các nhân viên chức năng thi hành phận sự PCCC. Trong các trường hợp nguồn điện bị mất đột ngột do có sự cố về điện, đèn Emergency cũng tỏ ra hữu hiệu.

Modul địa chỉ: là thiết bị được sử dụng trong hệ thống báo cháy địa chỉ, nó có khả năng cho biết chính xác vị trí nơi xảy ra sự cố cháy trong khu vực bảo vệ của hệ thống.

Các hệ thống PCCC truyền thống và hiện đại được chia làm 3 loại: sử dụng nước, bọt và khí.

Hệ thống chữa cháy sử dụng nước bao gồm:

Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler: Hệ thống hoạt động nhờ vào sự kích hoạt ở đầu phun Sprinkler ở ngưỡng nhiệt độ mà nhà sản xuất hay nhân viên PCCC xác định trước, từ đó nước được phun trực tiếp vào khu vực đang cháy, giúp ngọn lửa bị khống chế.

ITES là đơn vị tư vấn thi công pccc (phòng cháy chữa cháy) với nhiều năm kinh nghiệm. Hệ thống phòng cháy chữa cháy của chúng tôi luôn đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất, luôn đảm bảo toàn bộ quá trình làm việc được hoàn thành với tiêu chí Chất Lượng - Tiến Độ - An Toàn.

Blog